Cần nộp hồ sơ gì cho từng giai đoạn thẩm định thiết kế?
Đăng bởi Admin vào lúc 12:05 - 23/05/2025
Thẩm định thiết kế là bước then chốt để dự án được phê duyệt. Tìm hiểu hồ sơ cần nộp cho từng giai đoạn thẩm định thiết kế và mẹo chuẩn bị để tránh trả lại, đảm bảo công trình an toàn, hợp pháp cùng Bách Khoa!
Thẩm định thiết kế là chìa khóa mở lối cho mọi dự án xây dựng. Và một bộ hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua mọi giai đoạn trong thẩm định thiết kế.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết những tài liệu cần nộp và bật mí một vài mẹo để hồ sơ của bạn được phê duyệt ngay từ lần đầu.
1. Vì sao cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ khi thẩm định thiết kế?
Thẩm định thiết kế không đơn giản là thủ tục hành chính, mà còn là bước kiểm tra then chốt. Nó giúp đảm bảo dự án có tính khả thi cao, an toàn và đúng quy định pháp luật.
Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Hồ sơ hợp lệ là tấm vé thông thành để cơ quan thẩm định thiết kế phê duyệt dự án.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Hồ sơ chuẩn sẽ không cần chỉnh sửa và nộp lại, vì vậy thời gian xử lý sẽ được rút ngắn.
Đảm bảo chất lượng công trình: Thẩm định thiết kế xây dựng giúp phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật, giúp công trình đáp ứng quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành.
Tăng uy tín, độ tin cậy: Hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tạo ấn tượng tốt với cơ quan thẩm định thiết kế.
Thẩm định thiết kế đảm bảo dự án có tính khả thi cao, an toàn và đúng quy định pháp luật.
2. Thẩm định thiết kế cơ sở cần hồ sơ gì để được thẩm định?
Thẩm định thiết kế cơ sở là giai đoạn khởi đầu của dự án. Giai đoạn này dự án cần được đánh giá về tính khả thi và mức độ phù hợp với quy hoạch.
Hồ sơ cần nộp bao gồm:
Tờ trình thẩm định thiết kế cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt bởi chủ đầu tư.
Hồ sơ thiết kế cơ sở ( gồm bản thuyết minh và bản vẽ).
Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan như quyết định phê duyệt dự án, văn bản chấp thuận độ cao công trình (nếu có), văn bản thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật, và báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thời gian thẩm định được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm B;
Không quá 15 ngày đối với dự án nhóm C.
Thẩm định thiết kế cơ sở đảm bảo tính khả thi và mức độ phù hợp với quy hoạch
3. Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở cần những hồ sơ nào?
Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thẩm định thiết kế kỹ thuật và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.
Với mục đích đảo bảo thiết kế đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện thi công.
Hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng sẽ bao gồm:
Tờ trình thẩm định theo Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (bản chính).
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi (bản sao có chứng thực).
Văn bản thông báo và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở đã được thẩm định (bản sao có chứng thực).
Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế do tư vấn thẩm tra lập và được chủ đầu tư xác nhận (bản chính).
Văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu có), nếu chưa có phải gửi Sở Xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định (bản sao có chứng thực).
Kết quả đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có, bản sao có chứng thực).
Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt (bản chính).
Hồ sơ thiết kế xây dựng (thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công) của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định (bản chính).
Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có, bản sao có chứng thực).
Dự toán xây dựng công trình (bản chính); các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có, bản sao).
Các văn bản khác có liên quan (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
Bản vẽ thiết kế thi công - dự án do Bách Khoa thực hiện
Nội dung hồ sơ trên đây dùng cho những công trình sử dụng vốn đầu tư công; vốn nhà nước ngoài đầu tư công; thuộc dự án PPP. Trường hợp công trình của bạn sử dụng vốn khác, hồ sơ của bạn sẽ không cần quá chi tiết về hồ sơ dự toán xây dựng.
Để thể chuẩn bị hồ sơ chính xác, bạn có thể liên hệ cơ quan thẩm định thiết kế uy tín để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
Thời gian thẩm định thiết kế được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
40 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt;
30 ngày đối với công trình cấp II và cấp III;
20 ngày đối với công trình còn lại.
Công trình thuộc dự án PPP bắt buộc phải thẩm định thiết kế
4. Mẹo giúp hồ sơ không bị cơ quan trả lại
Sau đây là một vài mẹo để đảm bảo hồ sơ thẩm định thiết kế không bị trả lại:
Kiểm tra tính pháp lý: Đảm bảo tất cả tài liệu đều hợp lệ, có chữ ký và đóng dấu xác nhận từ người có thẩm quyền.
Tuân thủ quy cách trình bày: Hồ sơ cần được trình bày rõ ràng, bằng tiếng Việt, và tuân thủ các mẫu quy định.
Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật: Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Kiểm tra trước khi nộp: Rà soát kỹ lưỡng danh mục hồ sơ để đảm bảo không thiếu tài liệu hoặc thông tin.
Liên hệ cơ quan thẩm định: Trong trường hợp cần bổ sung hồ sơ, chủ đầu tư nên phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm định để khắc phục sai sót trong thời hạn 20 ngày.
Để thẩm định thiết kế, cần đảm bảo các tài liệu đều hợp lệ
Hy vọng bài viết trên của Bách Khoa sẽ mang lại thông tin hữu ích để bạn chuẩn bị hồ sơ thẩm định thiết kế một cách hiệu quả nhất!
Nếu bạn chưa tìm được đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định thiết kế uy tín, hãy liên hệ Bách Khoa ngay nhé!