Khi nào cần thẩm định, khi nào cần thẩm tra thiết kế?

Đăng bởi Admin vào lúc 10:47 - 23/05/2025

Trong quản lý dự án xây dựng, thẩm tra thiết kế có vai trò đảm bảo tính chính xác, an toàn và tuân thủ pháp luật của các công trình. Trong những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thẩm tra thiết kế giúp phát hiện sai sót, tối ưu chí chi phí và tránh rủi ro pháp lý.

Hãy cùng chúng tôi làm rõ những điểm chung, điểm khác biệt giữa thẩm định và thẩm tra thiết kế qua bài viết dưới đây nhé.

1. Điểm chung của thẩm định và thẩm tra thiết kế

Thẩm định và thẩm tra thiết kế đều đóng vai trò đảm bảo chất lượng, an toàn và tính pháp lý của dự án xây dựng. 

Cả hai quy trình đều được thực hiện để kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ thiết kế với tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng và quy định pháp luật.

Công trình cần thẩm tra thiết kế để đảm bảo tính chính xác và an toàn của dự án
Công trình cần thẩm tra thiết kế để đảm bảo tính chính xác và an toàn của dự án 

Sau đây là 4 điểm chung chính của thẩm định và thẩm tra thiết kế:

  • Đảm bảo tính hợp pháp: Cả hai loại thẩm tra đều kiểm tra sự tuân thủ của các quy định pháp luật (Luật Xây dựng, Nghị định 15/2021/NĐ-CP) và các thông tư liên quan. 
  • Đánh giá tính chính xác: Cả hai quá trình đều đánh giá thẩm tra hồ sơ thiết kế hoặc bản vẽ. Việc này đảm bảo không có sai sót về khối lượng, cấu trúc hay chi phí.
  • Bảo vệ chủ đầu tư: Tránh những sai sót trong thiết kế, rủi ro an toàn, đội vốn hay vi phạm pháp lý trong quá trình thi công.
  • Áp dụng cho nhiều loại công trình: Nhà ở riêng lẻ, nhà cao tầng và các công trình hạ tầng đều cần thẩm định và thẩm tra thiết kế để đảm bảo chất lượng.
Thẩm định và thẩm tra thiết kế đều đánh giá thẩm tra hồ sơ thiết kế hoặc bản vẽ.
Thẩm định và thẩm tra thiết kế đều đánh giá thẩm tra hồ sơ thiết kế hoặc bản vẽ.

2. Điểm khác nhau cơ bản của thẩm định và thẩm tra thiết kế

Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng thẩm tra thiết kế và thẩm định thiết kế đều khác nhau về mục đích, cơ quan thực hiện và phạm vi kiểm tra. 

Tiêu chí

Thẩm định thiết kế

Thẩm tra thiết kế

Mục đích

Phê duyệt hồ sơ thiết kế để triển khai thi công, đảm bảo tính pháp lý. 

Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của thiết kế, tập trung vào kỹ thuật và chi phí.

Cơ quan thực hiện

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Đơn vị tư vấn độc lập, có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Phạm vi

Đánh giá tổng thể hồ sơ thiết kế, bao gồm tính pháp lý, quy hoạch và an toàn.

Tập trung vào chi tiết kỹ thuật, như thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế dự toán.

Thời điểm thực hẹn

Trước khi cấp giấy phép xây dựng hoặc phê duyệt dự án.

Sau khi hoàn thành hồ sơ thiết kế, trước hoặc trong quá trình thẩm định.

Yêu cầu pháp lý

Bắt buộc với công trình sử dụng vốn ngân sách hoặc công trình lớn

Bắt buộc với công trình cấp I, II hoặc khi có yêu cầu từ cơ quan thẩm định.

Cần nộp hồ sơ gì cho từng giai đoạn thẩm định thiết kế?

3. Vai trò và thứ tự triển khai

3.1 Vai trò của thẩm định và thẩm tra thiết kế

Vai trò của thẩm định thiết kế

Là bước đầu tiên trong quy trình phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế nhằm đảo bảo tính khả thi và hợp pháp. Có 3 vai trò chính sau đây:

  • Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị, môi trường, và pháp lý.
  • Xác minh tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật, và xã hội của dự án.
  • Là cơ sở để phê duyệt dự án đầu tư, đặc biệt với các công trình sử dụng vốn ngân sách.
Thẩm định thiết kế là bước đầu tiên trong quy trình phê duyệt dự án
Thẩm định thiết kế là bước đầu tiên trong quy trình phê duyệt dự án

Vai trò của thẩm tra thiết kế

Thẩm tra thiết kế thường tập trung vào chi tiết kỹ thuật, đảm bảo bản vẽ và dự toán chính xác, an toàn. 

  • Đảm bảo các con số tính toán chính xác, phù hợp với khối lượng và đơn giá.
  • Đảm bảo bản vẽ thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn xây dựng.
  • Phát hiện sai sót trong thẩm tra hồ sơ thiết kế, giúp giảm thiểu rủi ro trong thi công.
Dự án thẩm tra thiết kế kết cấu nhà xưởng Hitachi
Dự án thẩm tra thiết kế kết cấu nhà xưởng Hitachi

Dù vai trò khác nhau nhưng thẩm tra thiết kế và thẩm định thiết kế đều góp phần:

  • Bảo đảm an toàn: Ngăn ngừa nguy cơ sụp đổ hoặc tai nạn trong quá trình thi công.
  • Tối ưu chi phí: Loại bỏ các khoản chi không hợp lý, tiết kiệm ngân sách.
  • Tuân thủ pháp luật: Tránh bị đình chỉ thi công hoặc xử phạt do vi phạm quy định.

3.2 Loại thẩm tra nào sẽ được triển khai trước?

Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thẩm định thiết kế được thực hiện trước. Từ giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, để phê duyệt dự án đầu tư. 

Sau khi dự án được phê duyệt, thẩm tra thiết kế sẽ được triển khai ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hay bản vẽ để kiểm tra chi tiết trước khi thi công.

4. Bách Khoa - công ty thẩm tra thiết kế uy tín được nhiều chủ đầu tư tin chọn

Chọn đơn vị thi công như thế nào? Đơn vị nào uy tín? Đó là những vấn đề luôn được các chủ đầu tư quan tâm. Đơn vị thẩm tra thiết kế uy tín là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng dự án. 

Bách Khoa là một trong những công ty hàng đầu được nhiều chủ đầu tư tin tưởng. Sau đây sẽ là lý do mà Bách Khoa được nhiều chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn:

  • Năng lực: Bách Khoa có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Thông tư 17/2016/TT-BXD, đáp ứng yêu cầu thẩm tra các công trình cấp II. 
  • Đội ngũ chuyên gia: Đội ngũ kỹ sư đều có chứng chỉ hành nghề và giàu kinh nghiệm.
  • Công nghệ hiện đại: Sử dụng phần mềm phân tích kết cấu (SAP, ETABS) và phần mềm dự toán (GXD), đảm bảo kết quả thẩm tra thiết kế dự toán chính xác.
  • Báo cáo minh bạch: Mỗi báo cáo thẩm tra của Bách Khoa đều tuân thủ Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cung cấp thông tin chi tiết và dễ hiểu.
Đội ngũ kỹ sư Bách Khoa giàu kinh nghiệm
Đội ngũ kỹ sư Bách Khoa giàu kinh nghiệm

Bách Khoa sẽ giúp bạn thực hiện thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế xây dựng, và thẩm tra hồ sơ thiết kế một cách chuyên nghiệp, tránh rủi ro pháp lý và tối ưu hóa dự án. 

Hãy liên hệ ngay với Bách Khoa để đảm bảo dự án của bạn thành công và an toàn!

Khi nào cần thẩm tra dự toán để tránh rủi ro pháp lý?

Zalo
Hotline tư vấn: 0964069944