Gia cố kết cấu là giải pháp tối ưu để khắc phục vết nứt, tăng độ bền cho công trình. Tuy nhiên, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Khám phá 5 sai lầm chết người cần tránh để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình của bạn!
Bạn đang lo lắng về những vết nứt trên cột, dầm và sàn nhà? Gia cố kết cấu là phương pháp có thể giải quyết hoàn toàn nỗi lo ấy cho bạn.
Tuy nhiên, trong quá trình gia cố chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy những sai lầm đó là gì? Hãy cùng khám phá chi tiết ngay qua bài viết dưới đây!
1. Gia cố kết cấu là gì? Khi nào nên thực hiện ngay?
Gia cố kết cấu là quá trình tăng cường khả năng chịu lực, độ bền và độ ổn định của các cấu kiện như dầm, sàn, cột, hay tường chịu lực trong các công trình xây dựng.
Mục tiêu của gia cố cột là khắc phục hư hỏng, kéo dài tuổi thọ cho công trình và đáp ứng các yêu cầu tải trọng mới.
Gia cố kết cấu giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình và đáp ứng các yêu cầu tải trọng mới.
Một số phương pháp gia cố phổ biến bao gồm gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon (CFRP), gia cố kết cấu thép bằng thép hình, hoặc gia cố tường chịu lực bằng bê tông cốt thép.
Thời điểm cần thực hiện gia cố kết cấu ngay
Tải trọng tăng đột biến: Khi nâng tầng, cải tạo hoặc thay đổi công năng, gia cố là điều bắt buộc bạn phải thực hiện ngay.
Xuất hiện các vết nứt hoặc bị biến dạng: Các vết nứt lớn trên cột, sàn hoặc dầm là dấu hiệu cảnh báo cần gia cố kết cấu bê tông.
Thi công sai thiết kế: Lỗi trong quá trình xây dựng, như thiếu thép chịu lực hoặc bê tông không đạt mác, lức này bạn cần tiến hành gia cố ngay lập tức.
Hư hỏng do tác động của môi trường: Cốt thép bị ăn mòn do hóa chất, nước biển, hoặc thời tiết khắc nghiệt.
Các công trình nâng tầng, cải tạo hoặc thay đổi công năng thì bắt buộc phải thực hiện gia cố kết cấu
Gia cố cột là gì? Các phương pháp gia cố bền vững nhất 2025.
2. 5 sai lầm nghiêm trọng cần tránh khi gia cố kết cấu
Gia cố kết cấu đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối và chuyên môn cao. Dưới đây là 5 sai lầm gây chết người bạn cần đặc biệt lưu ý và tránh khi thực hiện gia cố:
Sai lầm
Hậu quả
Cách nhận biết
Bỏ qua khảo sát hiện trạng
Phương án gia cố không phù hợp, dẫn đến hư hỏng tiếp diễn hoặc sụp đổ.
Không kiểm tra độ chịu lực, vết nứt, hoặc mác bê tông trước khi gia cố kết cấu.
Sử dụng vật liệu kém chất lượng
Kết cấu nhanh chóng xuống cấp, đặc biệt khi gia cố kết cấu bê tông bằng CFRP.
Sử dụng sợi carbon giả, keo epoxy không đạt chuẩn, hoặc thép không đúng tiêu chuẩn.
Thi công không đúng kỹ thuật
Liên kết giữa vật liệu gia cố và kết cấu gốc yếu, giảm hiệu quả gia cố.
Keo epoxy dán CFRP không đều, hoặc thép hình không được cố định chắc chắn.
Bỏ qua bảo trì sau gia cố
Kết cấu tiếp tục bị ăn mòn hoặc nứt do không bảo vệ chống thấm, chống xâm thực.
Không sơn chống thấm hoặc không kiểm tra định kỳ sau khi gia cố kết cấu thép.
Chọn đơn vị thiếu kinh nghiệm
Phương án gia cố không tối ưu, tốn kém chi phí và thời gian.
Đơn vị không có chứng nhận, không am hiểu tiêu chuẩn ACI 440.2R-08 hoặc TCVN.
Những sai lầm này không chỉ làm giảm hiệu quả công trình mà còn gây nguy hiểm đến an toàn công trình và tính mạng con người. Theo báo cáo của VNT Việt Nam, 40% các sự cố công trình tại Việt Nam liên quan đến lỗi gia cố kết cấu do thiếu chuyên môn.
Bỏ qua khảo sát hiện trạng có thể đưa ra phương án gia cố không phù hợp, dẫn đến hư hỏng tiếp diễn hoặc sụp đổ.
Hãy hết sức cẩn trọng và tránh những sai lầm này để bảo vệ tính mạng con người và đảm bảo gia cố kết chắc chắn không gặp sự cố trong quá trình hoạt động.
3. Giải pháp để gia cố kết cấu an toàn và hiệu quả
Để quá trình gia cố kết cấu được diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Tiến hành khảo sát thật kỹ trước khi gia cố:
Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ ăn mòn cốt thép, mác bê tông, và khả năng chịu lực của kết cấu hiện tại.
Việc này giúp lựa chọn phương pháp gia cố kết cấu bê tông hoặc gia cố kết cấu thép phù hợp.
Lựa chọn vật liệu chất lượng cao:
Thép hình: Tăng độ cứng và khả năng chịu tải, lý tưởng cho gia cố kết cấu thép.
Sợi carbon (CFRP): Trọng lượng nhẹ, cường độ chịu kéo gấp 10 lần thép, phù hợp cho gia cố kết cấu bê tông và tường chịu lực.
Keo epoxy chuyên dụng: Đảm bảo liên kết chắc chắn giữa vật liệu gia cố và kết cấu gốc.
Tuân thủ kỹ thuật thi công:
Đối với gia cố kết cấu thép, các mối hàn và bu-lông phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo độ bền.
Đối với gia cố kết cấu bằng CFRP, bề mặt bê tông phải được làm sạch, phẳng, và dán sợi carbon đúng số lớp theo thiết kế.
Bảo trì định kỳ sau gia cố:
Sử dụng sơn chống thấm hoặc lớp bảo vệ chống ăn mòn để duy trì độ bền của kết cấu. Kiểm tra định kỳ 6-12 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Hợp tác với đơn vị uy tín: Lựa chọn các công ty có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, am hiểu tiêu chuẩn quốc tế như ACI 440.2R-08, và có hồ sơ năng lực rõ ràng.
Sau khi gia cố, cần kiểm tra định kỳ 6-12 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn
Năm 2025, phương pháp gia cố kết cấu bằng sợi carbon được đánh giá là một trong những giải pháp gia cố tiên tiến và an toàn nhờ tốc độ thi công nhanh, không làm tăng tải trọng và thân thiện với môi trường.
4. Đơn vị sửa chữa và gia cố kết cấu bê tông cốt thép nào uy tín?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị sửa chữa và gia cố kết cấu an toàn và bền vững, một trong số đó Bách Khoa, Bách Khoa tự hào là đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực gia cố kết với:
Nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, thi công gia cố cho nhà ở, công trình dân dụng và nhà xưởng công nghiệp trên toàn quốc.
Đội ngũ kỹ sư chuyên sâu, am hiểu tiêu chuẩn quốc tế (ACI 440.2R-08, TCVN 5574:2018), ứng dụng công nghệ gia cố tiên tiến như CFRP, thép hình.
Thi công chuẩn kỹ thuật, quy trình khảo sát, thi công và thiết kế bài bản, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ nhanh chóng.
Vật liệu chính hãng, cam kết sử dụng vật tư đạt chuẩn quốc tế, đầy đủ cam kết và chứng nhận chất lượng.
Bách Khoa, đơn vị đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia cố kết cấu.
Gia cố cột là giải pháp không thể thiếu để bảo vệ công trình khỏi hư hỏng và đảm bảo an toàn lâu dài. Tuy nhiên, việc gia cố đòi hỏi sự chuyên nghiệp với kỹ sư chuyên môn cao thực hiện.
Hy vọng với 5 sai lầm nguy hiểm cần tránh khi gia cố kết cấu mà Bách Khoa đã chia sẻ trong bài viết trên, việc gia cố của bạn sẽ diễn ra thuận lợi đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ cho công trình của mình.